Truyện cho conTruyện cho con
  • Trang chủ
  • Cổ tích việt nam
  • Cổ tích thế giới
  • Truyện ngụ ngôn
  • Truyện dân gian
  • Sống đẹp
  • Nghe kể chuyện cổ tích
    • Nghe kể chuyện cổ tích Việt Nam
    • Nghe kể chuyện cổ tích Thế Giới
Tìm kiếm
  • Truyện cổ grim
  • Truyện tiếng anh
  • Truyện dân gian
  • Nghìn lẻ một đêm
  • Truyện cổ nhà Phật
  • Chuyện kể bé nghe
  • Thơ ca
  • Cổ tích Nhật Bản
  • Thư viện cho con
  • Truyện cổ Ả Rập
  • Truyền thuyết Việt Nam
  • Truyện tiếng anh
  • Truyện xưa tích cũ
  • Tủ sách ba mẹ
  • Văn học dân gian
© 2022 Truyện Cho Con - TruyenChoCon.Com. All Rights Reserved.
Đang đọc: Giai thoại về Thám hoa Vũ Phạm Hàm
Share
Aa
Aa
Truyện cho conTruyện cho con
Tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Cổ tích việt nam
  • Cổ tích thế giới
  • Truyện ngụ ngôn
  • Truyện dân gian
  • Sống đẹp
  • Nghe kể chuyện cổ tích
    • Nghe kể chuyện cổ tích Việt Nam
    • Nghe kể chuyện cổ tích Thế Giới
© 2022 Truyện Cho Con - TruyenChoCon.Com. All Rights Reserved.
Truyện cho con > Truyện xưa tích cũ > Giai thoại về Thám hoa Vũ Phạm Hàm
Truyện xưa tích cũ

Giai thoại về Thám hoa Vũ Phạm Hàm

Tháng Mười Hai 9, 2016
Share
6 phút đọc
SHARE

Thời Pháp đô hộ, vài năm một lần các quan chức Pháp sang cai trị ở ta đều phải dự một lần khảo hạch tiếng Việt, ai qua được thì được đặc cách lên lương sớm. Cái mẹo này khuyến khích người ta chịu khó học, nhiều ông đâm thua thiệt nhưng lắm ông mừng vì lương có cơ lên vùn vụt.

(Truyền thuyết Thám hoa Vũ Phạm Hàm)

Bấy giờ ở Hà Nam có một ông công sứ Pháp tuổi còn trẻ mà đã giỏi tiếng Việt, không chỉ giỏi tiếng Việt, ông ta còn đọc được cả bia chữ Hán, thơ văn chữ Hán. Nhưng giỏi quá sinh kiêu, một hôm ông ta thở dài bảo:

– Không biết năm nay tìm ai để khảo giám tôi đây.

Vừa hay cũng là dịp có cụ Vũ Phạm Hàm từ bên Hải Dương thuyên chuyển về đất Hà Nam làm đốc học. Chuyện ấy đến tai ông cụ, cụ quyết trị viên công sứ một lần. Cuối năm ông cụ được mời đứng ra làm người hỏi thi tiếng Việt cho quan công sứ, gặp nhau cụ chỉ nói:

– Quan lớn là người nổi tiếng, khắp Bắc kỳ này ai chả biết học lực tiếng Việt của quan lớn, bây giờ tôi không đòi quan lớn phải dùng đến bút mực làm gì, chúng ta chỉ cần nói chuyện, tôi sẽ hỏi quan lớn một câu ngắn, quan lớn cũng trả lời bằng một câu ngắn thế là đủ, mà tôi cấm quan lớn không được hỏi lại, hỏi lại là quan lớn trượt, quan lớn có bằng lòng không?

Quan lớn nghe thế thì bằng lòng quá: “ông già này xem ra rất biết điều”. Ông già dõng dạc hỏi:

– Xin quan lớn cho biết trong tiếng Việt em gái mẹ gọi là gì?

Thì trong tiếng Việt em gái mẹ gọi là dì. Ông công sứ trả lời tắp lự. Nhưng cũng vì là người giỏi tiếng Việt cho nên chỉ vừa thoáng thấy cụ Hàm cười là ông ta chợt vỡ lẽ, mình trượt mất rồi, ông già này bẫy mình mất rồi. Câu trả lời cũng có thể xem là một câu hỏi lại. Về tới dinh, nhìn thấy bà đầm thì ông hoảng thật sự, với ông miếng đòn này đâu có sá gì, nhưng với bà ấy thì lại là chuyện trời sập, còn ghê gớm hơn cả một cuộc chiến tranh.

Bà công sứ vội vã tìm đến nhà riêng cụ đốc học. Đợi bà lau nước mắt kể lể xong ông cụ mới chậm rãi bảo:

– Phải để ông nhà hỏng thi tôi cũng lấy làm tiếc như bà, có một người Pháp yêu tiếng Việt như ông nhà sao tôi lại không quý. Giờ tôi ra cho bà một điều kiện nho nhỏ, bà làm được thì xem như ông nhà đỗ. Tôi về đây nghe dân tình xì xào là mỗi lần bà ra chợ, qua dãy hàng bún mắm tôm bà đều bịt mũi nhăn mặt tỏ vẻ khó chịu, có phải vậy không? Vậy bà làm sao thì làm.

Bà công sứ hiểu ý, vui vẻ ra ngay chợ, vui vẻ sà vào hàng bún mắm tôm, chuyện trò rôm rả thân tình. Rồi bà yêu cầu ông chồng phải đến mời bằng được cụ đốc học tới thăm nhà mình một buổi. Ông cụ nhận lời. Vợ chồng công sứ hôm ấy mời ông cụ ở lại cùng họ dùng bữa trưa, chỉ có bún lá và mắm tôm. Suốt bữa bà đầm lấy làm sung sướng với món đặc sản đó. Năm ấy tai qua nạn khỏi, quan công sứ vẫn đỗ, vẫn lên lương như thường. Chẳng qua cũng chỉ là một sự nhắc nhở nhẹ nhau vậy thôi.

Khi ở Hải Dương, viên công sứ Pháp hồi ấy thích chơi hoành phi, câu đối, vốn biết ông là bậc danh nho mới xin một bức làm kỷ niệm. Ông cho hắn bốn chữ:

Ôn kỳ như ngọc. Chữ Kinh thi, thiên Tần phong: ngôn niệm quân tử ôn kỳ như ngọc.

Ý nói: mến người quân tử ôn hòa như ngọc quý. Chủ tâm ông Thám cốt lấy điển Tần phong là thơ khen người rợ phương Tây để tặng công sứ người Pháp. Lập ý thật thâm thúy, ám chỉ Pháp chẳng qua là mọi rợ Tây Nhung khi xưa bên Tàu. Công sứ Pháp tất nhiên là chẳng hiểu gì, trịnh trọng treo bức hoành giữa nhà khách.

Bạn cũng có thể thích

Truyền thuyết về gã thầy tu Rasputin bí ẩn nhất nước Nga Rasputin

Sự tích đen tóc đỏ da hay cây Hà Thủ Ô

Sự tích Tống Trân Cúc Hoa

Huyền thoại người anh hùng Sinxay

Truyền thuyết cây đàn Tranh

THẺ Đốc học ở hà nội, phong trào cần vương, quốc tử giám, quốc tử giám huế, thám hoa vũ phạm hàm, Trạng Nguyên
Share
Bài trước Nguồn gốc món nem chua Yên Mạc – đặc sản Ninh Bình
Bài tiếp theo Chú chim sơn ca nhảy nhót, hót véo von

Truyện mới nhất

Ma gây mù mắt Hantu Buta
Thần thoại Mã Lai - Malaysia Tháng Năm 11, 2021
Bóng ma Hantu Cika
Thần thoại Mã Lai - Malaysia Tháng Năm 11, 2021
Hantu Bungkus hay Hantu Pochong
Thần thoại Mã Lai - Malaysia Tháng Năm 11, 2021
Hantu Bangkit (hồn ma nghĩa địa)
Thần thoại Mã Lai - Malaysia Tháng Năm 11, 2021
- Vòng Trầm Hương -
Ad image

© 2022 Truyện Cho Con - TruyenChoCon.Com. All Rights Reserved.

Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?