Tôn giáo Ai Cập cổ đại là một tôn giáo đa thần nhưng tên gọi của các vị thần Ai Cập thì khó có thể biết người Ai Cập cổ đại đã gọi là gì bởi lẽ vào mỗi thời kì họ viết các tên một khác và quên để lại những thông tin quan trọng. Ví dụ, ở những chữ tượng hình sớm nhất, tên của thần Tehuti là:
Biểu tượng đầu tiên, con cò quăm, là con chim thiêng của Tehuti. Biểu tượng thứ hai tượng trưng cho âm đầu của chữ “tốt”: điều này cho chúng ta biết rằng tên ấy được bắt đầu bằng chữ t. Dưới nó là một biểu tượng cho âm đầu của từ “yến”. Cuối cùng là một biểu tượng cho thấy đây là tên của một vị thần.
Đến thời Cựu Vương quốc (2575-2125 trước CN), con cò quăm thường được thay bằng ba biểu tượng:
“Con rắn” thay thế cho âm đầu của “jun”. “Sợi lanh” xoắn vào nhau thay cho âm h như khi người ta hà hơi vào mắt kính trước khi lau. Còn con chim “cun cút” thay cho âm (hoặc các âm) tiếp theo chữ th trong từ “thuê”.
Như vậy âm đầu của tên Tehuti đã thay đổi ba lần. Và các nhà ngữ âm học vẫn tiếp tục tranh cãi các âm còn lại trong tên thần là gì.
Khi người Hi Lạp xâm lược Ai Cập, họ ghi lại các thần tích bằng hệ thống chữ cái của họ. Nhưng người Ai Cập và Hi Lạp không có các âm giống hệt nhau, nên việc chuyển từ một bảng chữ cái này sang một hệ thống khác chỉ là tương đối. Thêm vào đó, chính tả trong tiếng Hi Lạp dựa trên cách phát âm hiện đại hơn so với chính tả của Ai Cập thời kì dầu.
Với các tên trong cuốn sách này, tôi chọn cách sử dụng các tên Ai Cập cũ, không bị lọc qua tiếng Hi Lạp: do vậy là Tehuti (thay vì Thor). Tuy nhiên, tôi gọi tên nước là “Ai Cập” chứ không bằng cái tên cổ Kemet rất khó biết. Và vì các tên theo tiếng Hi Lạp quen thuộc hơn, nên tôi đưa thêm một bảng tham khảo dưới đây và liệt kê tên các vị nam thần và nữ thần theo cả hai cách trong Mục lục và ở các trang mở đầu mỗi chương.