Thần thoại Bắc Âu tồn tại chủ yếu bằng con đường truyền miệng, không có văn bản chính thống nào ghi chép vì thế phần lớn các câu chuyện này đều bị thất truyền và dị truyền thành nhiều bản, có khi biến đổi cả về cốt truyện để phù hợp với các thời kỳ lịch sử, chế độ cai trị và yếu tố tâm linh tín ngưỡng của người đương đại. Tuy nhiên, nhờ vào các ghi chép của các học giả Ki-tô giáo, đặc biệt là các Edda và tác phẩm Heimskringla của Snorri Sturluson, Gesta Danorum của Saxo Grammaticus – người tin rằng các vị thần thời kỳ tiền Ki-tô giáo tuyệt đối không phải là quỷ dữ.
(Xem thêm về thần thoại Việt Nam)
Edda bằng văn xuôi được viết vào đầu thế kỷ 13 bởi Snorri Sturluson, một nhà thơ, nhà lãnh đạo và nhà ngoại giao ở Iceland. Tác phẩm được coi là sổ tay cho các nhà thơ mới vào nghề. Edda bao gồm những chú giải về các hình tượng truyền thống thường được dùng trong thơ ca. Nhờ tác phẩm này, những mẫu chuyện rời rạc trong thần thoại Bắc Âu được kể lại một cách hệ thống và liên tục.
Edda bằng thơ ra đời sau Edda bằng văn xuôi khoảng 50 năm. Nó gồm 29 bài thơ dài, trong đó 11 bài nói về các vị thần, số còn lại là về các anh hùng trong thần thoại như Sigurd của dòng họ Volsung (Sigfield trong trường ca Nibelungenlied của Đức). Dù các học giả thường cho rằng nó được sáng tác sau Edda bằng văn xuôi, nhưng văn phong và thể thơ của tác phẩm chứng tỏ các bài thơ trong đó đã được sáng tác khá lâu trước khi bản viết tay của chúng ra đời.
Ngoài các tài liệu chứng minh trên còn có các bản khắc chữ Rune như các bản khắc trên bảng đá ở Rök và tấm bùa Kvinneby cũng là nguồn của khảo cứu quý giá. Ngoài ra còn có các bản khắc và hình vẽ thể hiện các cảnh trong thần thoại Bắc Âu như chuyến đi câu của Thor, các cảnh từ trường ca Volsunga, Odin và Sleipnir, Odin bị Fenrir nuốt chửng, Hyrrokkin đến dự đám tang của Baldr.
Xem tiếp về Vũ trụ trong thần thoại Bắc Âu