Nước Văn Lang, từ thuở các vua Hùng mới dựng nghiệp, việc xác định biên giới cương vực với các nước láng giềng cũng đã được tiến hành, và bằng nhiều cách khác nhau. Truyền thuyết Đèo mụ Dạ sau đây cũng có thê là một cách, và cũng khá độc đão…
Ở phía tây – nam của nước Văn Lang có nước Tiết Hầu, là một nước lớn, có rất nhiêu đôi núi. Dân cư của nước ấy cũng khá đông đúc và có lắm của cải, nhất là các sản vật về rừng.
Bên nước Văn Lang, đồi núi cũng khá nhiều, nhưng khác hơn nước Tiết Hầu, ngoài đồi núi, còn có cả đồng bằng, và các vùng ven biển.
Chổ tiếp giáp giữa hai nước là một miền đồi núi, trong đó núi liền núi, sông liền sông, không thể phân biệt được. Vì vậy, việc tranh chấp đất đai vẫn cứ xảy ra liên miên.
Để chấm dứt chiến tranh, tin sứ hai nước đã nhiều lần thương lượng nhưng cũng chẳng có kết quả gì. Bên này đưa ra điều kiện này thì bên kia lại đưa ta điều kiện kia, thế rồi to tiếng cãi nhau, không bên nao chịu phần thiệt.
Người dân nước Tiết Hầu vốn sống bằng nghề trồng lúa nương và săn bắn. Đất nước của họ đồi núi trập trùng lắm khe nhiêu suối và rừng cây rậm rạp. Tù lúc còn tấm bé cho đến tuổi trường thanh, rồi tuổi già, hễ bước chân ra khỏi nhà ai củng phải leo đèo lội suối. Vì vậy, cả đãt nước cùa họ ai củng đi bộ giỏi. Người nào người nấy đều có bàn chân, bắp chân to, rất chắc và khỏe, đi lại nhanh thoăn thoắt.
Ho rất tự hào vê điêu đó, và tụ coi không có nước nào sánh kịp.
Ho cùng thừa biết dân nướcc Văn Lang, một đất nước tuy cỏ đồi núi nhưng không nhiều bằng họ, hơn nữa, đất nước này lại có nhiều đầm lầy, đồng ruộng. Chân chuyên lội trong bùn thì thử hỏi đi lại làm sao mà nhanh đuợc?
Trong lần thương lượng cuối cùng, sứ giả Tiết Hâu đưa ra điêu kiện: đi bộ để định cương vực giữa hai nước. Trái với các lần trước, lần này sứ giả Văn Lang vui vẻ nhận lời, vì coi đỏ là danh dự quốc gia cần phải bảo vệ.
Điều kiện đặt ra cho cuộc thí: mỗi nước cử ra một người đi bộ giỏi nhất, tùy theo cách lựa chọn cùa mình. Hai người xuất phát từ hai kinh đô của mỗi nước, vào cùng một ngày, một giờ, và đi chéo chiều nhau theo hai con đường đã định sẵn, đến vùng ranh giới nơi đang xảy ra tranh chấp. Chỗ gặp nhau sẽ là địa giới của mỗi nước. Thời gian để chuẩn bị là một tháng, và ở mỗi bên sẽ đặt những trạm kiểm soát chung, để phòng ngừa sự gian lận.
Ỏ bên nước Tiết Hầu, người ta náo nức chuẩn bị cho cuộc thi, coi như đã nắm chắc phần thắng. Họ rất dễ dàng tìm ra một người đi bộ giỏi nhất trong số những người đi bộ giỏi của cả nưóc. Những cuộc thi ở cấp huyện, cấp phủ, rồi cuối cùng ở cấp quốc gia, thật tưng bừng náo nhiệt.
Còn ở bên phía Văn Lang, vua Hùng đã truyền lệnh đi khắp cả nước, các tay thiện xạ lừng danh đã về tụ tập tại kinh đô để thi thố tài năng, mà nhà vua vẫn cứ lắc đầu chưa chấp nhận. Thời gian chuẩn bị cho cuộc thi cũng chỉ còn mấy ngày, nhưng nhà vua vẫn phái sứ giả đi tiếp, đến những nơi xa xôi hẻo lánh nhất, để tìm cho ra một người di bộ thật xứng đáng với tài danh siêu đẳng.
Trong dân chúng, quả nhiên đã xuất hiện một ngưòi như thế, không để phụ lòng mong mòi của nhà vua.
Đó là khi sứ giả đến truyền tin tại một làng xa xôi, đèo heo hút gió, thì có một người đàn bà cực kỳ khòe mạnh và nhanh nhẹn, đã ra nhận lời.
Bà có vóc dáng cao gấp rưỡi nguời bình thường, đôi bắp chân thon dài, lại cực kỳ săn chắc, và khi bước đi thì tựa như đang bay trên mặt đất. Bà sống một mình, trong một ngôi nhà nhỏ ỏ ven rừng, chuyên vào núi kiếm củi rồi gánh đi chợ bán. Đã nhiều lần bà gặp thú dữ. nhưng chi cần vài gậy đánh trúng đầu con thú là chúng phải bỏ chạy. Hoặc cũng nhiêu khi bà cặp lũ quét, thế là chi cần vài bước nhày, bà đã thoát ra khỏi cơn lũ an toàn.
Tính tình bà lại hết sức hào hiệp, độ luợng. Thấy ai làm điều sai trái, bà ngăn cản. Nếu có hành vi bất thiện, bà trừng trị. Còn ai gặp rủi ro hoặc khốn khó thi bà đều giúp đỡ, cưu mang.
Chưa có ai xứng đôi vừa lứa với bà, nên bà vẫn ở một mình, vui vè làm nghề kiếm cùi. Tuy vậy ai cũng kính trọng bà, tôn sùng bà như một vị thủ linh, và mọi việc quan trọng đêu đến để hỏi ý kiến của bà.
Để biểu thị cho lòng kính trọng đó, mọi người trong vùng đều gọi bà là mụ Dạ (1).
Sứ giả hết sức vui mừng vội đưa ngay mụ Dạ về kinh đô. Sau lễ triều kiến, chi cần mụ Dạ đi vài bước thì từ nhà vua cho đến các đại thần và mọi người có mặt, đều hết sức hân hoan, phấn chấn.
Theo lệnh nhà vua. suốt ngày đêm hôm ấy nội cung phải lo cơm nước và chuẩn bị các thứ cho mụ Dạ, vì sáng sớm mai đã là là giờ khỏi hành. Tuy nhiên, đấy chi là do nhà vua trọng thị nên đã ra lệnh như thế, chứ thực ra, mụ Dạ cũng chẳng cần gì nhiều. Bà chuẩn bị qua loa rồi đi ngủ thật sớm để lấy sức, vậy thôi.
Khi những chú gà trống trong kinh thành thi nhau gáy đổ hồi. báo hiệu một ngày mới, thì mụ Dạ bật dậy. Trong chớp mắt, bà chải đầu, vấn tóc, súc miệng, rồi ăn một chút lót dạ, xong, là bước lên đường ngay. Lúc ấy, có đông đủ nhà vua, triều thần Văn Lang và địa diện triều đình Tiết Hầu, cũng đều chứng kiến.
Mụ Dạ đi nhanh thoăn thoắt, như gió thổi chim bay. Chi một thoáng, đã biến ra ngoài kinh thành, rồi một thoáng nữa, lại biến ngay vào làng mạc, đồng ruộng. Một chặng đưòng ngắn của bà là vài khúc sông, mấy cánh đồng. Một chặng dường dài của hà là một vùng trung du và nhiêu cánh rùng bát ngát…
Ở các trạm kiểm soát, đại diện của triêu đình Tiết Hâu xanh xám mặt mày, lắc đầu thè lưỡi thán phục. Còn mụ Dạ thì vẫn thản nhiên, bước đi lại càng nhanh thoăn thoắt. Núi cao, rừng thẳm, dốc ngắn, dốc dài,… tất thảy đều nhu bỗng nhiên lùi lại, sau mỗi bước chân cùa bà. Chưa hết buổi sáng, bà đã vượt được cả hàng ngàn dặm đất.
Đến giữa trưa, bàn chân bà đã đặt trên đỉnh dẫy núi Giăng Màn. Tạm dừng lại ăn nắm cơm lót dạ và uống vài ngụm nước, xong, bà lại nhanh nhẹn bưóc tiếp. Chẳng mấy chốc, bà đã có mặt ở con đèo phía nam của dẫy núi này. nhưng vừa lúc ấy, người của vua nưóc Tiết Hâu cũng thấy xuất hiện.
Cuộc thi kết thúc, và từ đó trở đi, ngọn đèo đã trở thành biên giới của hai nước.
Kê’ ra, người của nước Tiết Hâu cũng xứng đáng là nuưòi đi bộ giỏi nhất của đất nước họ. Tuy nhiên, so với mu Dạ thì cũng chi bằng già một phần nửa. Quãng đường từ kinh đô hai nước đến chỗ giap ranh, đã chứng minh cho điều đó.
Để mãi mái ghi nhớ công lao của ngưòi đàn bà tài năng đã làm vẻ vang cho đất nước, theo lệnh của vua Hùng và cũng là ý nguyện của toàn dân, ngọn đèo ranh giới ấy được mang tên là đèo Mụ Dạ.
Đó cũng là ranh giới giữa nước ta và nưóc Lào ngày nay, thuộc địa phận phía Tây cùa tinh Nghệ An bây giờ.
(1) “Dạ” là tiếng Việt cổ, để chỉ người đàn bà được kính trọng. Còn “mụ” chỉ là tiếng địa phương để gọi “bà” chứ không phải là ý khinh rẻ.