Durga là hình dạng chủ yếu của nữ thần Mẹ Parvati trong đạo Hindu, nhưng là hóa thân quan trọng nhất, Durga còn được tôn thờ nhiều hơn cả “bản gốc”. Khi Parvati hóa thành Durga, bà trở thành nữ thần biểu trưng cho sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác.
Có rất nhiều hóa thân của nữ thần Durga: Kali, Bhagvati, Bhavani, Ambika, Lalita, Gauri, Kandalini, Java, Rajeswari và có chín danh xưng: Skandamata, Kushmanda, Shailaputri, Kaalratri, Brahmacharini, Maha Gauri, Katyayani, Chandraghanta và Siddhidatri. Một danh sách 108 tên được sử dụng để mô tả bà được người Hindu sử dụng rất phổ biến và được gọi là Ashtottara Shatanamavali của nữ thần Durga. Bà được biết đến với một loạt tên gọi đa dạng: bao gồm Amba, Ambika, Jagadamba, Parvathi, Shakti, Adishakti, Adi Parashakti và Devi. Theo Shaktism, Adi Para Shakti – nữ thần, Devi – là đấng tối cao và các tín hữu xem Durga là nguyên nhân gốc rễ của sự sáng tạo, nuôi dưỡng và hủy diệt. Bà là năng lượng tinh khiết (gọi tắt là “Shakti” trong tiếng Phạn và bối cảnh tôn giáo Hindu). Là bẩm sinh vô sắc (được gọi là Adi Parashakti), bà hóa thân trong phạm vi những vị thần và á thần để có thể hoàn thành nhiệm vụ của vũ trụ thông qua họ. Vào những lúc đau khổ, chẳng hạn như khi Mahishasura khủng bố vũ trụ, bà hoá thân trong hình dạng thiêng liêng để bảo vệ thế giới. Do đó, Durga cũng được biết đến như Mahishasura Mardini.
Durga có 8 tay và hầu hết đều cầm các loại binh khí: đinh ba, kiếm, cái chuông, cái trống, tấm khiên, cái chùy, cây cung, bánh xe luân xa, vỏ ốc, con rắn… rồi, nhìn thấy một vị thần cầm theo những thứ như thế đến gặp bạn thì đủ biết là không phải muốn rủ bạn đi dạo rồi. Thường cưỡi trên lưng một con hổ (hoặc sư tử), Durga đã nhiều phen tiêu diệt quỷ dữ, bảo vệ thế gian khỏi sự diệt vong.
Hàng năm, Durga Puja là một lễ hội Hindu ở Nam Á được cử hành để thờ phụng nữ thần Durga trong đạo Hindu. Nó liên quan đến cả sáu ngày lễ kỷ niệm khác như Mahalaya, Shashthi, Maha Saptami, Maha Ashtami, Maha Navami và Vijayadashami.